Xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá như thế nào
Xin giấy phép xuất nhập khẩu là gì?
Giấy phép xuất nhập khẩu là một văn bản do các cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho cá nhân, doanh nghiệp có thể xuất hoặc nhập khẩu hàng hoá theo nhiều con đường và các phương tiện vận chuyển khác nhau. Giống như việc xin cấp giấy phép thành lập công ty, thì xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu cũng cần phải đảm bảo được các yêu cầu điều kiện riêng.
Tại sao cần xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá?
Trong quy trình xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, xin giấy phép là một thủ tục quan trọng. Trước đây, bất kì doanh nghiệp Việt Nam nào khi xuất nhập khẩu hàng hoá đều bắt buộc phải xin giấy phép từ các cơ quan liên quan.
Tuy nhiên, theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP, tất cả doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hóa phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh nội địa của mình mà không cần đăng ký giấy phép kinh doanh xuất khẩu.
Quy định này không áp dụng với một số mặt hàng riêng biệt nằm trong danh sách hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu. Khi đó, bạn cần đăng ký giấy phép tại bộ Thương Mại trước khi xuất khẩu chúng ra nước ngoài.
Có thể xin giấy phép xuất nhập khẩu ở đâu?
Tuỳ thuộc vào từng mặt hàng mà bạn có thể xin giấy phép ở Bộ, Vụ, Cục, Sở ban ngành tương ứng với thẩm quyền được cấp. Ví dụ; nhập linh kiện điện tử xin giấy phép của Bộ Công Thương; xuất khẩu khẩu trang xin giấy phép của Bộ Y Tế; xuất khẩu lúa gạo xin Bộ Nông Nghiệp; …
Một số mặt hàng phải làm giấy phép xuất khẩu, làm kiểm tra chuyên ngành
Để chắc chắn trong việc hợp tác và vận chuyển hàng hóa từ trong nước ra nước ngoài thì bạn nên biết các loại hàng hóa bắt buộc phải có giấy phép khi xuất khẩu như: thuốc tân dược; các loại hạt giống; động thực vật, mẫu khoáng sản; gỗ và các sản phẩm từ gỗ; mỹ phẩm,;chất lỏng; cát; bụi; than; sách báo; ổ đĩa cứng; …
Trình tự cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Bước 1: Cá nhân, doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đến bộ; cơ quan ngang bộ có thẩm quyền xem xét các điều kiện cấp giấy phép
Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).
Lưu ý: Các bộ; cơ quan ngang bộ cấp giấy phép xuất khẩu; nhập khẩu Căn cứ Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Bước 2: Bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép).
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:
– Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
– Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
– Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Xem thêm: Xin giấy phép xuất nhập khẩu – Indochinalines, Incoterms là gì? Các điều khoản trong Incoterm