-
Hướng dẫn quy trình nhập khẩu mỹ phẩm
Xã hội ngày càng phát triển, khi cái ăn cái mặc đã được đáp ứng đủ đầy, thì nhu cầu kế tiếp sẽ được mọi người quan tâm đó chính là cái đẹp. Với thị trường mỹ phẩm trong nước chưa có nhiều brand nổi tiếng, thì trend chuộng mỹ phẩm ngoại chưa bao giờ ngừng “hot”, vì thế nhu cầu nhập khẩu mỹ phẩm về kinh doanh hoặc tiêu dùng cá nhân luôn đứng ở mức cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy trình nhập khẩu mỹ phẩm như thế nào?
-
Định nghĩa mỹ phẩm nhập khẩu
Mỹ phẩm là gì?
Theo điều 2, thông tư 06/2011/TT-BYT, Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu thông dụng bao gồm: son môi, phấn mắt, kem dưỡng da, mặt nạ, serum, bộ sản phẩm chăm sóc da…
Doanh nghiệp cần chú ý một số sản phẩm không được xem làm mỹ phẩm được quy định tại Công văn số 1609/QLD-MP ngày 10/02/2012 của Cục Quản lý Dược.
-
Mã HS của Mỹ phẩm
Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.
Hầu hết các mặt hàng mỹ phẩm có mã số hàng hóa thuộc tiểu mục 3304 “Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân”
Tuy nhiên, cần lưu ý một số sản phẩm làm sạch trong cuộc sống hàng ngày có thể coi là mỹ phẩm nhưng khi nhập khẩu có thể được cơ quan hải quan yêu cầu áp mã thuộc tiểu mục 3401.
-
Thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm
Do chính sách mặt hàng như trên, khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm, ngoài các thủ tục và giấy tờ xuất trình hải quan như với hàng hóa thông thường, người nhập khẩu cần thông báo số công bố mỹ phẩm với cơ quan hải quan, một số trường hợp cần nộp công bố có xác nhận của công ty.
Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu mỹ phẩm
Bộ chứng từ nhập khẩu mỹ phẩm kinh doanh thông thường bao gồm:
- a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- b) Hợp đồng, invoice, packing list (theo quy định hiện hành, người nhập khẩu chỉ cần xuất trình invoice – Hóa đơn thương mại, tuy nhiên, trong một số trường hợp, để làm rõ, có thể xuất trình cả hợp đồng, packing list với cơ quan hải quan)
- c) Vận tải đơn
- d) Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục quản lý dược – Bộ y tế cấp số tiếp nhận và còn liệu lực
- e) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản chính hoặc C/O điện tử trong trường hợp muốn hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt
(Xem Quy định tại Khoản 5, điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài Chính)
Nhãn sản phẩm mỹ phẩm
Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành với những nội dung tối thiểu: tên hàng hóa; Tên và địa chỉ nhà sản xuất; Xuất xứ hàng hóa; Model, mã hàng hóa (nếu có)
Với mặt hàng mỹ phẩm Nội dung Nhãn mỹ phẩm hiện hành được quy định tại Chương V Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định việc về Quản lý Mỹ phẩm và Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa. Thông thường, với mỹ phẩm, sau khi thông quan nhập khẩu hàng hóa, thương nhân cần bổ sung nhãn phụ để đảm bảo các nội dung trên nhãn đầy đủ so với quy định trước khi đưa hàng hóa ra thị trường.
Quy định hiện hành về nhãn mỹ phẩm
Những điểm cần lưu ý về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu
Thông thường, việc nhập khẩu một lô hàng gồm 07 giai đoạn: Trước khi ký hợp đồng, ký hợp đồng, thanh toán, giao hàng, thông quan, nhận hàng và sau khi thông quan.
Xem thêm:
Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển hàng mỹ phẩm từ Việt Nam đi Indonesia uy tín, nhanh chóng
Vận chuyển mỹ phẩm từ Pháp về Việt Nam giá rẻ
https://binhduonglogistics.com/?s=m%E1%BB%B9+ph%E1%BA%A9m