Vận tải biển kỳ vọng “thông luồng” cuối năm

(ĐTCK)  So với đỉnh tháng 7/2024, giá cước vận tải biển thế giới hiện thấp hơn 33%,
nhưng vẫn ở mức cao so với trước và các doanh nghiệp trong nước tiếp tục đầu tư tàu,
với kỳ vọng nhu cầu vận chuyển hàng hoá sẽ tăng trong dài hạn, trước mắt là mùa vụ cuối năm 2024.

Giá cước điều chỉnh vì chi phí và nhu cầu giảm

Vận tải biển kỳ vọng "thông luồng" cuối năm
Vận tải biển kỳ vọng “thông luồng” cuối năm

Từ đầu tháng 5/2024 đến giữa tháng 7/2024,

giá cước vận tải biển tăng 119% do các cuộc tấn công từ phiến quân Houthi vào các tàu thương mại và tàu chở dầu đi qua biển Đỏ và kênh đào Suez,

buộc nhiều công ty vận tải biển tuyến Á – Âu phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi, làm tăng khoảng cách và thời gian vận chuyển.

Chỉ số Container Thế giới của Drewry lập đỉnh mới 5.937 USD cho mỗi container 40 feed vào ngày 18/7.

Từ đó đến nay, giá cước vận tải có diễn biến điều chỉnh.

Chỉ số Drewry tuần 38 năm 2024 (từ 16 – 22/9/2024) cho thấy,

giá cho mỗi container 40 feet là 3.970 USD,

giảm 33% so với đỉnh ngày 18/7 và giảm 62% so với mức đỉnh giai đoạn đại dịch Covid-19 là 10.377 USD vào tháng 9/2021.

Tại một số tuyến lớn như từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến Rotterdam (Hà Lan),

giá cước mỗi container 40 feet trong tuần 38 giảm 9% so với tuần 37, xuống 4.682 USD.

 giá cước từ Thượng Hải đến New York (Mỹ) giảm 4%, xuống 6.364 USD.

Nguyên nhân giá cước giảm là do nhiều chuyến tàu có thể đi thẳng qua Mỹ, châu Âu,

mà không phải đi đường vòng như trước.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Triệu Phát, Giám đốc vùng, Công ty Chứng khoán Kafi,

giá cước vận tải biển giảm do chi phí nhiên liệu có xu hướng giảm và kinh tế Trung Quốc

tăng trưởng chậm cùng với nhu cầu tiêu dùng của Mỹ yếu đi khiến thương mại toàn cầu giảm.

Theo Công ty Chứng khoán Huatai Futures (Trung Quốc),

thời gian vận chuyển truyền thống cho mùa bán lẻ Giáng sinh tại Trung Quốc thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 9,

nhưng năm nay, các lô hàng bắt đầu từ tháng 4. Điều đó có nghĩa, các lô hàng container từ tháng 9 đến tháng 11 có thể giảm.

Tuy nhiên, trong giai đoạn tới,

Vận tải biển kỳ vọng "thông luồng" cuối năm
Vận tải biển kỳ vọng “thông luồng” cuối năm

không ít tổ chức quốc tế lo ngại một cuộc đình công ở các cảng phía Đông và vùng Vịnh của

Mỹ có thể ảnh hưởng đến hơn một nửa lượng hàng nhập khẩu của nước này và 15% công suất đội tàu container toàn cầu.

Nhiều hãng vận chuyển thông báo, họ sẽ áp phụ phí gián đoạn theo quan điểm về cuộc đình công lao động,

giúp giá cước tìm được sự hỗ trợ trong ngắn hạn.

Các cuộc đàm phán giữa Hiệp hội Công nhân Cảng Quốc tế,

đại diện cho khoảng 45.000 công nhân tại hơn 30 cảng và Hiệp hội Liên minh Hàng hải Mỹ đang rơi vào bế tắc về vấn đề lương,

trong khi hợp đồng cũ sẽ hết hạn vào ngày 30/9/2024. Điều này dẫn tới nguy cơ về một cuộc đình công diện rộng xảy ra,

làm gián đoạn hoạt động và tăng chi phí trong chuỗi cung ứng của Mỹ.

Trong khi đó, Maersk – hãng vận tải đường biển lớn thứ hai thế giới dự báo,

nhu cầu vận chuyển container toàn cầu sẽ cao trong quý IV/2024 nhờ lượng nhập hàng tăng mạnh của Bắc Mỹ và Mỹ Latinh,

cũng như xuất khẩu đang diễn ra mạnh mẽ ở Đông Á.

Ông Nguyễn Triệu Phát cho rằng, giai đoạn cuối năm 2024,

giá cước vận tải có thể phục hồi nhẹ khi nhu cầu vận chuyển toàn cầu gia tăng và xung đột tại

Trung Đông đang có dấu hiệu nóng trở lại có thể khiến giá dầu tăng, làm tăng chi phí vận chuyển.

Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư tàu mới

Xuất khẩu muối bằng đường biển đi Mỹ
Xuất khẩu muối bằng đường biển đi Mỹ

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp vận tải biển không ngừng gia tăng đầu tư, mở rộng đội tàu.

Kinh tế toàn cầu vẫn còn yếu,

nhưng giai đoạn cuối năm thường là cao điểm của mùa mua sắm nên ông Nguyễn Triệu Phát kỳ vọng,

nhu cầu tiêu dùng sẽ có chuyển biến tích cực,

kéo theo nhu cầu vận chuyển bằng đường biển tăng lên.

Hiện tại, kho của các nhà bán lẻ Mỹ đang ở vùng đáy trong khoảng 2 năm trở lại đây,

điều này khiến nhu cầu bổ sung hàng hóa của các doanh nghiệp Mỹ cao hơn,

từ đó hỗ trợ gián tiếp cho thương mại toàn cầu.

Mặt khác, trong cuộc họp chính sách tháng 9/2024,

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã quyết định giảm lãi suất 0,5%/năm, xuống 4,75 – 5%/năm,

sẽ giúp giảm lãi suất cho vay, kích cầu nền kinh tế lớn nhất thế giới,

đặc biệt là khu vực tiêu dùng cá nhân vốn suy yếu do lãi suất cao trong thời gian qua.

“Thị trường vận tải hàng hóa sẽ đón nhận nhu cầu cao hơn cho giai đoạn từ nay đến cuối năm,

trong đó ngành vận tải và cảng biển của Việt Nam,

một trong những đối tác thương mại của Mỹ có thể được hưởng lợi,

hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành”, ông Phát nói.

Đối với các doanh nghiệp vận tải, cảng biển nội địa,

việc cơ quan quản lý cho phép tăng giá cước dịch vụ vận tải và kỳ vọng

kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng là hai yếu tố hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.

Chuyên gia Công ty Chứng khoán Kafi đánh giá,

các doanh nghiệp hoạt động trong mảng vận tải có thể tiếp tục

được hưởng lợi trong bối cảnh nguồn

cung tàu biển đối với một số sản phẩm đặc biệt hiện tại không quá dư thừa và triển vọng của các doanh nghiệp vẫn sáng.

Thực tế, trong thời gian qua, các doanh nghiệp không ngừng gia tăng đầu tư, mở rộng đội tàu.

Trong tháng 7/2024,

Cảng Marseille
Cảng Marseille

Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã HAH) đã tiếp nhận thêm tàu mới mang tên Haian Opus nhằm cho Hãng tàu HMM của Hàn Quốc thuê,

qua đó nâng đội tàu lên 15 chiếc với sức chở hơn 23.000 TEU,

chiếm gần 30% thị phần vận tải nội địa.

Mới đây, Hội đồng quản trị HAH đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu đạt doanh thu 3.957 tỷ đồng,

lợi nhuận ròng 450 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và 55%

so với kế hoạch cũ (so với mức thực hiện năm 2023, kế hoạch mới cao hơn 51% về doanh thu và 25,7% về lợi nhuận).

Tại Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PV Trans, mã PVT),

doanh nghiệp đang khai thác 54 tàu với tổng trọng tải 1,5 triệu DWT,

đa số hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế. Tháng 7/2024,

PV Trans đã mua tàu NV Apollo,

trọng tải 21.300 DWT,

giúp nâng công suất đội tàu chở dầu sản phẩm/hóa chất thêm 5%, lên 467.000 DWT.

Đến tháng 9, PVT nhận bàn giao tàu Supramax – PVT Topaz,

trọng tải 57.318 DWT và nhanh chóng đưa vào khai thác,

với chuyến hàng đầu tiên chở 40.000 tấn sắt thép thành phẩm từ Trung Quốc đến Phillipines.

Với Công ty cổ phần Vận tải Sản phẩm khí Quốc tế (Gas Shipping, mã GSP),

trong tháng 8 đã ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Shinhan Việt Nam về việc tài trợ dự án đầu tư

mua tàu vận chuyển LPG có sức chứa khoảng 5.000 CBM (4.000 – 6.000 CBM),

giá trị hợp đồng vay là hơn 240 tỷ đồng.

Trong khi đó,

Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco, mã VOS)

mới đây thông báo kế hoạch tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 11/2024 để thông qua kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu.

Tại đại hội trước đó, Ban lãnh đạo Vosco cho biết, Công ty xác định phát triển đội tàu và nâng cao năng lực vận tải là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024.

Trong quý I/2024, Vosco đã thuê thêm 2 tàu dầu/hoá chất Đại Hưng và Đại Thành theo hình thức thuê tàu trần trong 3 năm để mở rộng đội tàu, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Xem thêm

Các loại phụ phí hãng tàu thu cho một lô hàng xuất nhập khẩu

Chuyển phát nhanh hàng hoá đi Trung Quốc giá rẻ

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *