Giá cước vận chuyển tuyến xuyên Thái Bình Dương đã tăng lên mức kỷ lục mới

Giá cước vận chuyển

Giá cước vận chuyển tuyến xuyên Thái Bình Dương đã tăng lên mức kỷ lục mới

Theo số liệu của “Freightos Baltic Daily Index”, Giá cước vận chuyển từ Châu Á – Bờ Tây đã lên tới mức kỷ lục mới chưa từng có là 4,189 USD cho mỗi FEU vào thứ Hai tuần rồi, tăng 8% so với thứ Sáu tuần trước đó. Giá cước đã tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá cước vận chuyển
Giá cước vận chuyển

Giá cước vận chuyển từ châu Á đến bờ Tây Hoa Kỳ đã tăng lên mức 4,189 USD cho một container 40 feet

Liệu đây đã là đích đến cho quá trình bình ổn giá cước xuyên Thái Bình Dương? Tin tốt cho các hãng vận chuyển đường biển – và tin xấu cho các chủ hàng – là giá cước lại tăng trở lại.

Giá cước giao ngay cho các container từ Châu Á tới bờ Tây Hoa Kỳ đã chững lại một cách đáng ngạc nhiên kể từ cuối tháng 9. Giá cước dao động không đáng kể ở mức cao kỷ lục 3,800 – 3,900 USD cho một FEU (đơn vị tương đương container 40 feet).

Sự bình ổn một cách bất thường của giá cước trong lúc nhu cầu không hề bình ổn dẫn tới giả thuyết rằng giá cước vận tải tuyến xuyên Thái Bình Dương thực tế rất bất thường.

Một giả thuyết cho rằng các hãng tàu đã từ chối áp dụng mức cước giao ngay cao hơn sau một cuộc họp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc vào giữa tháng 9. Giá cước thực tế tiếp tục tăng khi tính gộp các phụ phí cho dịch vụ đảm bảo, với các giá cước đứng yên nhằm trấn an các nhà chức trách – hay ít nhất đó cũng là lý thuyết.

Dù dự đoán trên là đúng hay không thì dường như đang có thay đổi. Trong những ngày gần đây, giá cước giao ngay đang tăng cao.

Giá cước tăng cao ở cả hai: bờ Tây và bờ Đông

Theo số liệu của “Freightos Baltic Daily Index”, giá cước vận chuyển từ Châu Á – Bờ Tây đã lên tới mức kỷ lục mới chưa từng có là 4,189 USD cho mỗi FEU vào thứ Hai tuần rồi, tăng 8% so với thứ Sáu tuần trước đó. Giá cước đã tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá cước trên tuyến Châu Á – bờ Đông cũng nhảy vọt. Giá cước giao ngay là 5,397 USD cho mỗi FEU vào thứ Hai tuần rồi, tăng 9% so với thứ Sáu tuần trước đó. Giá cước trên tuyến này đã tăng gấp đôi so với năm ngoái.

‘Thỏa thuận ngầm’ sắp kết thúc?

Theo Judah Levine, trưởng nhóm nghiên cứu tại Freightos Group, “Nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tiếp tục tăng cao và tình trạng thiếu thiết bị trên toàn cầu dẫn đến việc tăng giá cước trên hầu hết các tuyến chính xuất từ châu Á trong tuần này, sau khi áp lực tăng giá dường như đã chậm lại vào tuần trước.

“Đáng ngạc nhiên nhất là giá cước trên cả hai tuyến xuyên Thái Bình Dương lần đầu tiên tăng đáng kể tính từ giữa tháng 9, điều này có vẻ như là một tín hiệu về thỏa thuận ngầm không tăng giá cước trên các tuyến này giữa các hãng vận tải với các nhà chức trách Trung Quốc có thể sắp kết thúc,” Levine suy đoán.

Không có tín hiệu ngừng lại

“Giai đoạn này dường như là bước đệm cho thời kỳ tăng cước siêu cao sẽ diễn ra vào tháng 1.” Flexport đã cảnh báo vào thứ Năm rằng, “Dự đoán sẽ có một đợt tăng cước đáng kể trên thị trường. Các hãng vận chuyển vẫn đang xác định mức giá cước của mình trong khi chỉ còn vài ngày nữa là tới năm mới.”

“Sau khi cộng thêm phụ phí vào giữa tháng 9, một loạt các hãng tàu được đưa vào kế hoạch triển khai áp dụng phụ phí Tăng giá chung (GRI) bắt đầu từ thứ Sáu, theo thông báo đăng tải trên Distribution Publications.

Ngày 1 tháng 1, Hãng tàu CMA CGMHãng tàu COSCO (chỉ áp dụng cho hợp đồng dịch vụ), Hãng tàu EvergreenHãng tàu HMMHãng tàu ONEHãng tàu Yang Ming và Hãng tàu ZIM thông báo phí GRI trên tuyến Châu Á – Mỹ là 1,000 USD cho một FEU. Bên cạnh đó, Hãng tàu Hapag-Lloyd niêm yết phí GRI 1,500 USD cho một FEU kể từ ngày 1 tháng 1 đã bao gồm phí GRI chưa thu trước đó.

Hàng hóa chất đống tại Nam California

Trong khi đó dường như các cảng tại Nam California chưa bao giờ lại náo nhiệt như thế.

Theo báo cáo của Sở Giao dịch Hàng hải Nam California, có 24 tàu container neo ở Vịnh San Pedro vào hôm thứ Hai. 5 chiếc nữa sẽ cập bến và 4 chiếc phải rời bến neo đậu tại các cảng Los Angeles hoặc Long Beach. Sở Giao dịch Hàng hải báo cáo rằng các khu neo đậu thường xuyên đã đầy và một số khu neo đậu dự phòng cũng không còn chỗ trống.

Bản đồ ghi lại bởi Hệ thống định vị tự động (định vị tàu) của Marine Traffic cho thấy tình trạng chen chúc của các tàu container tại Vịnh San Pedro. TÌnh hình đã không tiến triển trong vài tuần mà thậm chí còn có vẻ tệ hơn.

Các cảng tiếp nhận còn lại cũng gặp tình trạng tương tự. Cảng Los Angeles cung cấp dữ liệu hàng ngày thông qua The Signal. Số liệu chỉ ra rằng trong vài tháng trở lại đây tình trạng tắc nghẽn đã khiến cho một khối lượng lớn hàng hóa liên tục bị đẩy từ tuần này sang tuần khác.

Tính đến thứ Ba, cảng này đã tiếp nhận 116,501 TEU (đơn vị tương đương container 20 feet) trong suốt tuần nghỉ lễ. Dữ liệu khai hải quan trong nửa đầu tháng 1 cho thấy sản lượng hàng hóa tăng cao tới 150,000 TEU một tuần.

Nhìn vào dữ liệu thống kế tại các cảng, số lượng tàu neo đậu, kế hoạch triển khai phí GRI được đề xuất, một câu hỏi được đặt ra rằng: Liệu sự bùng nổ giá cước này chỉ là một hiện tượng hay là dấu hiệu khởi đầu cho một thời kỳ mới?

Xem thêm

Chuyển phát nhanh đi Anh

Gửi hàng hoá đi singapore

Vận chuyển hàng đi Hà Lan

Liên hệ ngay cho chúng tôi để sử dụng dịch vụ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *