Hướng dẫn kiểm tra chất lượng đèn Led

Hướng dẫn kiểm tra chất lượng đèn Led với Indochinalines

Hướng dẫn kiểm tra chất lượng đèn Led

Thông tư 08/2019/TT-BKHCN vể Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED (QCVN 19:2019/BKHCN). Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các sản phẩm chiếu sáng LED sau:

Các sản phẩm thuộc phạm vi áp dụng :

– Đèn điện LED thông dụng cố định: các loại đèn điện LED lắp cố định (cả đèn lắp trên bề mặt và đèn lắp chìm) với mục đích chiếu sáng gia dụng và các mục đính tương tự (đèn lắp trần, đèn lắp tường, đèn chiếu sáng sân vườn, đèn trong các thiết bị gia dụng, đèn pha chiếu sáng bên ngoài tòa nhà

Mã HS tham khảo: 94052090, 94051091

– Đèn điện LED thông dụng di động: đèn bàn, đèn cây dùng cho phòng khách, phòng ngủ; đèn dùng pin sạc với mục đích chiếu sáng (không bao gồm đèn pin cầm tay, đèn đeo trên người, đội đầu); không bao gồm đền dây trang trí, đèn trên các Phương tiện giao thông

Hướng dẫn kiểm tra chất lượng đèn Led với Indochinalines
Hướng dẫn kiểm tra chất lượng đèn Led với Indochinalines

 

Mã HS tham khảo: 94052090, 94051091

– Bóng đèn LED có Ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lơn hơn 50V

Mã HS tham khảo: 85395000

– Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng

Mã HS tham khảo: 85395000

Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm chiếu sáng LED quy định tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Lộ trình áp dụng

+ Kể từ ngày 01/6/2020, các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng yêu cầu về an toàn và giới hạn nhiễu điện từ (EMI) quy định tại Mục 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3 và 2.2.1 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.
+ Kể từ ngày 01/6/2021, các sản phẩm quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định tại Mục 2 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.

Căn cứ thông tư 08/2019/BKHCN ngày 25/9/2019 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 19/2019/BKHCN ) về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED

Căn cứ theo quyết định 3810/QĐ- BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ KHCN, mặt hàng đèn LED phải kiểm tra chất lượng theo QCVN 19/2019/BKHCN

Các loại đèn LED phải kiểm tra chất lượng:

STT Tên hàng hóa Tên QCVN Mã HS (theo Thông tư 65/2017/TT -BTC) Tên văn bản áp dụng Biện pháp quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu
1 Bóng đèn đi-ốt phát quang (LED)/Đèn đi-ốt phát sáng (LED). Bao gồm:
– Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50 V;
– Đèn điện LED thông dụng cố định;
– Đèn điện LED thông dụng di động;
– Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng.
QCVN 19:2019/BKHCN 8539.50.00 – Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN
– Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN
– Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
– Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN
– Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN
– Kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan.
– Căn cứ để kiểm tra nhà nước dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động hoặc được thừa nhận.
– Cơ quan kiểm tra: Cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ cấp tỉnh
2 Đèn rọi sử dụng công nghệ LED thông dụng cố định QCVN 19:2019/BKHCN 9405.10.91 – Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN
– Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN
– Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
– Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN
– Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN
– Kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan.
– Căn cứ để kiểm tra nhà nước dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động hoặc được thừa nhận.
– Cơ quan kiểm tra: Cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ cấp tỉnh
3 Đèn điện LED thông dụng di động (đèn bàn, đèn giường hoặc đèn cây dùng điện sử dụng công nghệ LED. Trừ đèn cho phòng mổ) QCVN 19:2019/BKHCN 9405.2

Quy trình thực hiện kiểm tra chất lượng đèn LED:

  1. Bước 1 – Đăng ký kiểm tra chất lượng
  2. Bước 2- Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục thông quan
  3. Bước 3 – Thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy theo QCVN 19:2019/BKHCN
  4. Bước 4- Công bố hợp quy đèn LED
  5. Bước 5 – Dán tem hợp quy (CR), các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường

Chi tiết Quy trình thực hiện kiểm tra chất lượng đèn LED bao gồm các bước như sau:

Bước 1 – Đăng ký kiểm tra chất lượng:

Đăng ký trên hệ thống 1 cửa quốc gia
Mở tờ khai hải quan tại chi cục nào thì đăng ký tại tỉnh, thành phố đó.

Bước 2- Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục thông quan.

Up bộ hồ sơ hải quan kèm đăng ký kiểm tra chất lượng lên V5.
Lưu ý: Có số loại đèn LED bắt buộc phải làm hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng nên bạn cần làm Hiệu suất năng lượng trước khi nhập hàng về để rút ngắn thời gian chờ đợi để được thông quan lô hàng.

Dựa theo TCVN 11844:2017 Đèn LED – Hiệu suất năng lượng thì đèn LED phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau mới phải dán nhãn năng lượng

Thứ 1 là CÔNG SUẤT: phải từ 60W trở xuống. Như vậy các trường hợp đèn LED công suất trên 60W thì không phải dán nhãn năng lượng.

Thứ 2 là DIỆN ÁP danh định: không quá 250 V. Như vậy các đèn LED công nghiệp dùng điện 380V không phải dán nhãn năng lượng.

Thứ 3 là loại LED : phải nằm 1 trong 2 loại đèn sau :

  • Phải là đèn có baslast lắp liền có đầu đèn E27 hoặc B22 tức là LED Bulb hay còn gọi đèn LED tròn.
  • Phải là đèn Led được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13 hay còn gọi là LED TUÝP

Thứ 4 là MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG : phải cho mục đích chiếu sáng thông dụng trong nhà ở, văn phòng,..

⇒ Như vậy nếu đèn LED của bạn có đủ 3 yếu tố trên nhưng không phải dùng cho chiếu sáng thông dụng thì cũng không phải dán nhãn năng lượng

Theo 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 , Doanh nghiệp phải làm hồ sơ đăng ký công bố Hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng sau thông quan tờ khai. Trước khi đưa hàng hóa ra bày bán trên thị trường, doanh nghiêp phải dán tem năng lượng lên sản phẩm.
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm:

  • Giấy đăng ký công bố dán nhãn năng lượng
  • Kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng do tổ chức thử nghiệm cấp cho từng model đèn LED

    Mẫu nhãn năng lượng dự kiến ( Mặt hàng đèn LED CHỈ được phép dán nhãn năng lượng XÁC NHẬN)

    Các giấy tờ liên quan khác….

    Xác định xem model đèn LED có phải dán nhãn năng lượng hay không

    Quy trình, thủ tục đem hàng về kho bảo quản → lấy mẫu điển hình đi thử nghiệm Hiệu suất năng lượng → Quy trình, hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện công bố dán nhãn năng lượng

    Làm việc với các Trung tâm thử nghiệm để tiến hành thử nghiệm Hiệu suất năng lượng

    Nộp hồ sơ và lấy kết quả tại Tổng cục năng lượng – Bộ công thương

Bước 3 – Thử nghiệm và làm Chứng nhận hợp quy:

Mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm được Bộ KHCN chỉ định để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy.
Lưu ý: Chứng nhận hợp quy đèn LED có giá trị trong vòng 3 năm nên lô hàng tiếp theo doanh nghiệp KHÔNG phải làm bước này.
Bước 4- Công bố hợp quy đèn LED:

Doanh nghiệp lập hồ sơ công bố hợp quy lên hệ thống 1 cửa Quốc gia

Bước 5 – Dán tem hợp quy (CR), các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường

Xem thêm

Liên hệ với Indochinalines ngay hôm nay để nhận được tư vấn sớm nhất

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *