Lưu ý khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Lưu ý khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Ngoài phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không được lựa chọn nhiều thì người ta cho ra đời thêm đường hàng không và đường biển, đây là 2 con đường vận chuyển được sử dụng nhiều nhất vì nó không giới hạn về địa hình và chi phí cũng ngang bằng với đường bộ. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng được sử dụng để trao đổi hàng hoá với nước ngoài vì 2/3 trái đất là nước nên giao thông đường thuỷ cũng không thua kém gì đường hàng không mà con chuyển được rất nhiều hàng hoá.

Tuy nhiên trước khi quyết định lựa chọn phương thức vận chuyển bằng đường biển bạn cần biết ưu, nhược điểm của nó.

Dịch vụ vận chuyển đường biển chuyên nghiệp
Dịch vụ vận chuyển đường biển chuyên nghiệp

Ưu điểm của vận chuyển quốc tế bằng đường biển

– Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa .

– Các tuyến đường vận tải trên biển hầu như là những tuyến đường giao thông tự nhiên.

– Năng lực chuyên chở của vận tải biển không bị hạn chế như các hình thức vận chuyển khác.

– Giá thành của vận tải đường biển thấp.

Về nhược điểm của vận chuyển quốc tế bằng đường biển

– Vận tải biển phục thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

– Tốc độ tàu còn thấp, việc tăng tốc độ khai thác của tàu còn bị hạn chế.

Từ những ưu nhược điểm nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra kết luận một cách khái quát về phạm vi áp dụng như sau:

– Vận tải biển thích hợp với chuyên chở hàng hóa buôn bán quốc tế.

– Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, cự ly dài nhưng không đòi hỏi về thời gian giao hàng nhanh chóng của công ty vận tải biển. 

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cần lưu ý gì?

Do việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển còn chịu ảnh hưởng và tác động nhiều từ thiên nhiên như: mưa gió, lũ lụt, sóng thần.. nên việc cân nhắc xem xét thời tiết là điều cần thiết để tránh mọi rủi ro, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển theo đúng cam kết.

Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển hàng hóa cũng có thể gặp rủi ro do kỹ thuật, sự cố ngoài ý muốn, nhất là hiện nay số lượng tàu đưa vào khai thác nhiều, trọng tải tàu ngày càng lớn và giá trị hàng hóa ngày càng cao nên việc xảy ra rủi ro là điều khôn lường.

Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, thì việc các tàu dừng chân ở nhiều cảng khác nhau thuộc quốc gia khác nhau cũng bị ảnh hưởng bởi  các chính sách pháp luật của quốc gia đó. Người chuyên chở cũng có thể gây ra sự sai sót trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Trong khi đó, theo luật hàng hải các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đều cho phép người chuyên chở giới hạn trách nhiệm bồi thường.

Để giải quyết vấn đề này, việc có bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thực sự cần thiết, khắc phục mọi rủi ro, tổn thất, nâng cao chất lượng các đội tàu và giải quyết được thiệt hại bù đắp kinh tế một cách tốt nhất.

Có thế nhận thấy rằng, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ra đời và được thừa nhận cũng như ủng hộ và phát triển giúp việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trở nên dễ dàng và đảm bảo hơn.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Quy trình giao nhận vận tải đường biển – Quy trình vận chuyển hàng hóa đường biển

Bước 1: Đơn vị vận chuyển tới lấy hàng từ nhà kho của người xuất khẩu. Trong quá trình tới lấy hàng thì bên vận chuyển thì sẽ tiết kiệm được chi phí tối đa nhất.

Bước 2: Đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành khai báo hải quan, tiến hành thông quan hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa, lập bộ chứng từ chứng nhận xuất xứ và xin giấy phép lưu hành tự do của nước xuất khẩu.

Bước 3: Đơn vị vận chuyển tiến hành đặt lịch tàu đối với hàng vận chuyển đường biển. Lịch sẽ được đơn vị vận chuyển thông báo và xác nhận với khách hàng cũng như thời gian vận chuyển để khách hàng cân đối chi phí và thời gian tốt nhất.

Bước 4: Xuất vận đơn (B/L) để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng. Làm điện giao hàng ( telex release). Các đơn vị vận chuyển sẽ xuất cho khách hàng một vận đơn thông thường gổm 3 bản gốc và 3 bản coppy để làm chứng từ sở hữu hàng hóa.

Bước 5: Khi hàng đến cảng nhập khẩu (Port of delivery), các đơn vị vận chuyển tiến hành làm thủ tục hải quan, thông quan, kiểm hóa hàng hóa nếu có giúp khách hàng. Tại đây đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành nhận chứng từ từ phía người nhập khẩu, nên tờ khai và kế hoạch làm hàng hải quan.

Bước 6: Các đơn vị vận chuyển vận chuyển nội địa, giao hàng từ càng biển tới tận xưởng, kho cho người nhận tại Việt Nam. Sau khi làm xong thủ tục hải quan. Các đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành đưa hàng từ cảng biển về đến công ty quý khách bằng xe tải hoặc đầu kéo container.

Bước 7: Giao hàng và nhận hàng:
Nhân viên giao nhận của công ty giao nhận vận tiếp vận sẽ đến cảng hoặc đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng (D/O). Sau đó nhận viên giao nhận tiếp vận sẽ mang D/O, commercial Invoice và Packing list đến văn phòng cảng ký nhận D/O để tìm vị trí để hàng, tại đây ta phải lưu lại một bản D/O.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline của Indochinalines 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *