RCEP- CƠ HỘI CHO VIỆT NAM

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức được ký kết sáng nay 15/11.
RCEP- ky-ket
rcep-co-hoi-cho-viet-nam
RCEP là hiệp định thương mại tự do được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Đây được kỳ vọng là hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy mô lớn nhất thế giới và mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp các nước thành viên.

Cơ hội phát triển chuỗi cung ứng mới

Đây là thông tin được Bộ Công Thương đưa ra tại tổ chức buổi sinh hoạt báo chí chuyên đề về Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) ngày 19/11. Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, đây là một hiệp định thành viên rất đa dạng, từ nước nhỏ như Brunei đến những nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng có mặt. Khi hiệp định được thực thi sẽ tạo ra thị trường với quy mô khoảng 2,2 tỷ người tiêu dùng.

“Hiệp định RCEP giúp thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài trước tình hình thế giới đầy biến động, gây ra những xáo trộn về chuỗi cung ứng trong những năm gần đây. Cùng với đó, hiệp định sẽ tạo nên khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp…, góp phần tạo nên môi trường thương mại công bằng trong khu vực”, ông Lương Hoàng Thái nhận định.

RCEP- Cơ hội cho Việt Nam
RCEP-co-hoi-cho-viet-nam

RCEP xóa bỏ một số hạn chế nhất định trong lĩnh vực viễn thông, tài chính và dịch vụ chuyên nghiệp, giúp các nhà cung cấp dịch vụ của các quốc gia thành viên dễ dàng cung ứng qua biên giới ở các quốc gia thành viên khác. Việc bổ sung các mức thuế mới đối với hàng hóa bị cấm và đảm bảo đầu tư được hệ thống hóa để duy trì nguồn vốn FDI xuyên biên giới.

Dù kịch bản RCEP 16 (có Ấn Độ) hay RCEP 15 (không có Ấn Độ) với bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn, Việt Nam được cho là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất, với tác động tăng 0,70% GDP (RCEP 16) hoặc 0,66% (RCEP 15) tới năm 2030.

Cơ hội cho Việt Nam khi ký kết RCEP

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện năm 2018, việc thực thi Hiệp định RCEP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 0,4% đến năm 2030 nếu xét lợi ích trực tiếp và có thể lên đến 1% nếu có tính đến lợi ích gián tiếp từ cải cách thể chế.

Liên quan đến ý kiến lo ngại RCEP sẽ khiến Việt Nam tiếp tục nhập siêu và mức độ phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc ngày càng gia tăng, ông Nguyễn Sơn, Phó chánh Văn phòng phụ trách ASEAN và RCEP, Văn phòng Ban chỉ đạo Liên ngành Hội nhập Quốc tế về kinh tế cho biết, Việt Nam đã tham gia cùng các nước ASEAN để mở cửa thị trường với Trung Quốc thông qua ACFTA (Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc) vào năm 2010. Tỷ lệ tự do hóa thuế quan mà Việt Nam cam kết với Trung Quốc theo RCEP không cao hơn so với ACFTA. Do vậy, việc thực thi RCEP về cơ bản sẽ không tạo ra áp lực mới và gia tăng cam kết mở cửa thị trường với Việt Nam.

“Khi Việt Nam gia nhập WTO, nhập siêu cũng rất lớn nhưng từ việc chấp nhận hội nhập để tự vươn lên thì doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã có những bước phát triển vượt bậc, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp không bị giảm đi mà còn tăng lên đáng kể”, ông Thái cho hay.

Ngoài ra, theo vị này, với lợi thế về việc hài hòa quy tắc xuất xứ trong RCEP, Việt Nam sẽ có cơ hội sử dụng nguyên liệu đầu vào tối ưu hơn để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên RCEP bao gồm Trung Quốc với sức cạnh tranh cao hơn khi chỉ khai thác ACFTA.

Ông Sơn cho biết thêm, trong bối cảnh DN Việt ưa buôn bán theo con đường tiểu ngạch với Trung Quốc, RCEP sẽ là bàn đạp để Việt Nam gia tăng xuất, nhập khẩu chính ngạch với Trung Quốc, tạo điều kiện để các DN Việt nâng cao trình độ sản xuất và chất lượng hàng hóa. Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, trong quá trình đàm phán hiệp định, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia được đánh giá hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia RCEP.

Hưởng lợi từ giảm 5.000 dòng thuế

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng, thay vì các nước ASEAN phải ký 5 hiệp định FTA và tuân thủ 5 bộ quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế, hiệp định này tạo một bộ quy tắc xuất xứ hài hòa, thống nhất, cho phép các DN nước thành viên hưởng ưu đãi thuế quan với trên 5.000 dòng thuế.

Một số mặt hàng được các nước xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực: Máy móc, trang thiết bị cơ khí, dụng cụ phụ tùng; một số hàng thủy sản, thịt, hàng rau quả, hàng nông sản; chất dẻo, cao su, thủy tinh, dược phẩm…

Cũng theo bà Nga, so với các hiệp định FTA khác, RCEP còn tiến bộ hơn về vấn đề xuất xứ cộng gộp. Cụ thể, nếu hàng hóa có xuất xứ từ một bên tham gia hiệp định khi được sử dụng làm nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm tiếp theo ở lãnh thổ bên kia sẽ được coi là có xuất xứ ở bên sản xuất sản phẩm tiếp theo đó. Điều này tạo điều kiện cho các DN vừa và nhỏ tham gia sâu vào chuỗi cung ứng.

Hy vọng những thông tin về RCEP hữu ích cho bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *