Thủ tục nhập khẩu sâm và sản phẩm chiếc xuất từ sâm Hàn Quốc
Công ty có nhu cầu nhập khẩu sâm tươi từ Hàn Quốc về bán thì cần làm hồ sơ hải quan như thế nào? Các sản phẩm từ sâm được nhập khẩu có nguồn gốc Hàn quốc có gì cần lưu ý? Bài viết sau đay sẽ giải quyết thắc mắc đó của bạn
Sâm Hàn Quốc là gì?
Sâm Hàn Quốc (Panax Ginseng) thuộc họ Araliaceae và nó là một loại thảo dược bổ sung có nguồn gốc từ rễ cây.
Hiện nay Sâm Hàn Quốc có 3 loại phổ biến: Bạch Sâm, Hồng Sâm, Hắc Sâm
Sâm Hàn Quốc có công dụng như thế nào?
– Phát triển trí tuệ
– Tăng cường hệ miễn dịch
– Ngăn ngừa sự lão hóa
– Cải thiện sức khỏe
Lưu ý: Cần phải thực hiện kiểm dịch thực vật và phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu. Theo quy định tại điều 2 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT quy định như sau: Căn cứ “Điều 2. Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, theo đó, trước khi nhập khẩu hàng hóa, sâm tươi phải được kiểm dịch và phân tích nguy cơ dịch hại.
Mã HS của Sâm Hàn Quốc
-Căn cứ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính, tham khảo Mã số HS của Sâm Hàn Quốc: thuộc Chương 1211.20
Thuế GTG : 5%
Thuế nhập khẩu thông thường: 7,5%
Thuế nhập khẩu ưu đãi: 5%
-Căn cứ vào Biểu thuế ban hành kèm theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính thì chế phẩm làm từ sâm thuộc chương 2106.90
Thuế GTGT: 10%
Thuế nhập khẩu thông thường: 22,5%
Thuế nhập khẩu ưu đãi: 15%Qui trình nhập khẩu Sâm và Các sản phẩm làm từ Sâm Hàn Quốc
Qui trình nhập khẩu Sâm và Các sản phẩm làm từ Sâm Hàn Quốc
Bước 1:
Đối với Sâm tươi: Xin giấy phép nhập khẩu
Đối với Sản phẩm làm từ Sâm Hàn Quốc: Làm hồ sơ công bố
Bước 2: Nhập khẩu hàng về sân bay hoặc cảng.
Bước 3: Đăng ký kiểm dịch thực vật
Bước 4: Mở tờ khai hải quan
Bước 5: Kiểm dịch lô hàng và kiểm hóa (nếu có)
Bước 6: Thông quan làm thủ tục nhận hàng.
Thủ tục Hải quan nhập khẩu đối với Sâm và Sản phẩm Sâm
Hồ sơ hải quan nhập khẩu đối với Sâm và Sản phẩm Sâm sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).
Bộ hồ nhập khẩu bao gồm:
Tờ khai hải quan nhập khẩu
– Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
– Bill of Lading
– Packing list
– C/O Form (nếu có)
– Hồ sơ công bố sản phẩm
– Giấy phép nhập khẩu
– Các chứng từ khác (nếu có)
Trên đây là giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề hồ sơ hải quan đối với hoạt động nhập khẩu sâm tươi Hàn Quốc. Chúng tôi mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc gì thêm hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm. Cảm Ơn các bạn đã đọc bài viết
Xem thêm các dịch vụ khác:
THỦ TỤC ĐĂNG KÍ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU
Dịch vụ gửi hàng chuyển phát nhanh đi Đức
Hướng dẫn khai báo báo hải quan điện tử qua phần mềm ECUS VNACCS Thái Sơn