THỦ TỤC NHẬP KHẨU SÁP THƠM CHI TIẾT

sáp thơm 2

THỦ TỤC NHẬP KHẨU SÁP THƠM CHI TIẾT

Bạn đang có nhu cầu nhập khẩu sáp thơm? Bạn đang cần nhập lượng lớn sáp thơm về nước? Nhưng bạn không biết quy trình nhập khẩu như thế nào? Quy định hiện hành ra sao? Đừng lo! Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhập khẩu sáp thơm cho bạn

sáp thơm 2
sáp thơm 2

Sáp thơm là gì?

Sáp thơm đang là một sản phẩm đắc lực, được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống.  Với mùi thơm dễ chịu, lưu hương rất lâu, nó có thể dễ dàng khử mùi, làm không khí thêm trong lành. Chính vì vậy, sáp thơm đang được sử dụng rất nhiều tại các nhà hàng, gia đình. Sản phẩm này giúp loại bỏ mùi trong nhà vệ sinh, mùi đồ ăn khi nấu nướng hay khói xe, xăng xe một cách vô cùng hiệu quả.

Nhiều người nhầm lẫn rằng đây là mặt hàng thuộc nhóm mỹ phẩm. Thế nhưng thực tế, sáp thơm không phải mỹ phẩm mà là hàng hóa thuộc nhóm hàng khác. Do đó, khi thực hiện thủ tục nhập khẩu sáp thơm, bạn không cần làm thủ tục công bố mỹ phẩm khi nhập khẩu.

Mã HS của sáp thơm

Đối với mặt hàng là sáp thơm, dựa vào biểu thuế ban hành kèm Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính Phủ, có thể xác định sáp thơm thuộc phân nhóm như sau:

– Sáp thơm thuộc phần VI: Sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp liên quan. Cụ thể là Chương 33: Tinh dầu và các chất tựa nhựa; nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế phẩm dùng cho vệ sinh.

– Thuộc mã hàng 3307 – Các chế phẩm dùng trước, trong hoặc sau khi cạo, các chất khử mùi cơ thể, các chế phẩm dùng để tắm, chế phẩm làm rụng lông và các chế phẩm nước hoa, mỹ phẩm hoặc vệ sinh khác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; các chất khử mùi phòng đã được pha chất, có hoặc không có mùi thơm hoặc có đặc tính tẩy uế.

– Mã HS của sáp thơm 33074990 – Loại khác. Để tìm hiểu chi tiết về mã HS của sáp thơm, bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính Phủ.

Thủ tục nhập khẩu sáp thơm chi tiết

Chuẩn bị hồ sơ hải quan nhập khẩu sáp thơm:

Theo quy định hiện nay, sáp thơm khử mùi thuộc quản lý của Bộ Công thương. Do đó, khi tiến hành thủ tục nhập khẩu cho hàng hóa, bạn cần phải làm thủ tục hợp quy cho sản phẩm.

Chuẩn bị hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu với mặt hàng là sáp thơm:

sáp thơm 1
sáp thơm 1

– Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice

– Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List

– Vận đơn – Bill of Lading

– Giấy chứng nhận xuất xứ – Certificate of origin (C/O)

– Giấy chứng nhận hợp quy

– Tờ khai nhập khẩu theo mẫu

– Các chứng từ khác (nếu có)

Người nhập khẩu tiến hành khai tờ khai hải quan trực tiếp trên phần mềm theo quy định. Sau khi hoàn tất việc khai hải quan, họ sẽ phải nộp tờ khai và đợi kết quả phân luồng. Tờ khai có thể được phân vào một trong 3 luồng là luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Cuối cùng, khi đã giải quyết các thủ tục liên quan đến kết quả phân luồng, bạn tiến hành nộp thuế nhập khẩu theo quy định, nhận hàng, chuyển hàng về và hoàn thành thủ tục nhập khẩu cho sáp thơm.

Chính sách thuế đối với mặt hàng sáp thơm khi nhập khẩu

Mặt hàng sáp thơm khi nhập khẩu để kinh doanh sẽ phải chịu thuế nhập khẩu và chịu thuế giá trị gia tăng. Căn cứ theo định, khi nhập khẩu mặt hàng này, người nhập khẩu sẽ phải tiến hành nộp thuế mới mức thuế suất cụ thể như sau:

– Thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) của sáp thơm khử mùi là 10%

– Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của sáp thơm theo quy định hiện hành là 20%

khi nhập khẩu sáp thơm, bạn cần chú ý tìm hiểu về thông tin này để được hưởng quyền lợi ưu đãi hợp pháp về thuế. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định FTA với trên 50 quốc gia. Bạn có thể tìm hiểu danh sách chi tiết để biết được sáp thơm nhập về có thuộc quốc gia được hưởng ưu đãi về thuế hay không.

Nếu cần hỗ trợ thêm về dịch vụ nhập khẩu sáp thơm hãy liên hệ với chúng tôi

Xem thêm:

Dịch vụ chuyển phát nhanh phát triển từ sự bùng nổ thương mại điện tử ở Đông Nam Á 

Vận chuyển hàng không quốc tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *