Đăng ký FDA khi gửi hàng thực phẩm đi Mỹ
Khi gửi thực phẩm đi Mỹ, hàng hoá bắt buộc phải đăng ký FDA. Nếu không đăng ký đơn hàng đến Mỹ có thể bị tiêu hủy 100% hoặc sẽ bị thu giữ không có ngày trả lại. Vì vậy, để hỗ trợ khách hàng trong khâu vận chuyển hàng hoá, Indochinalines xin được cung cấp các thông tin cần thiết về quy trình đăng ký FDA, đặc biệt là việc thực hiện đăng ký FDA khi gửi hàng thực phẩm đi Mỹ.
FDA là gì?
FDA viết tắt bởi cụm từ Food and Drug Administration – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Được thành lập năm 1906 tại Maryland và là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ thuộc Bộ Y Tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ.
FDA có tới 233 văn phòng cùng với 13 phòng thí nghiệm trải đều trên khắp các tiểu bang của Hoa Kỳ. Và cho tới nay, văn phòng của FDA đã mở rộng ra khắp các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Costa Rica, Bỉ, Vương Quốc Anh,…
Vì sao nên đăng ký FDA?
Theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ, các mặt hàng nhập khẩu vào nước này bắt buộc phải được đăng ký FDA. Bao gồm:
– Doanh nghiệp hoạt động về sản xuất thực phẩm, đồ uống dành cho người và động vật Hoa Kỳ;
– Doanh nghiệp chế biến thực phẩm;
– Doanh nghiệp đóng gói, lưu giữ thực phẩm;
Các lô hàng không đăng ký có khả năng bị giữ tại cảng dưới sự quản lý của FDA & CBP và được xử lý theo quy định của Liên Bang. Chủ hàng phải chịu toàn bộ phí phát sinh cho việc lưu kho và di dời, thanh lý loại hàng này.
Các tài liệu cần có khi thực hiện việc đăng ký FDA
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Địa chỉ nhà máy sản xuất.
- Giấy chứng nhận HACCP/ISO 22000 (nếu có).
- Thông tin liên hệ văn phòng đại diện tại Mỹ.
- Thông tin người làm việc và chịu trách nhiệm chính về FDA.
- Những giấy tờ cần thiết khác (tùy vào từng mặt hàng).
Các mặt hàng FDA xem là thực phẩm
- Trứng chưa qua sơ chế;
- Sữa hay các sản phẩm khác được làm từ sữa;
- Các loại rau, củ, quả;
- Các loại bánh, kẹo, đồ uống, nước ngọt; …
- Thức ăn cho động vật, thú cưng; …
- Các loại thuỷ hải sản: tôm; mực; ốc; bạch tuộc; …
Những lưu ý khi thực hiện việc đăng ký FDA
– FDA KHÔNG cấp bất kỳ giấy chứng nhận nào cho việc đăng ký này.
– FDA sẽ cử các đoàn thanh tra đến cơ sở sản xuất (đã đăng ký với FDA) để kiểm tra chất lượng sản xuất, an toàn thực phẩm. FDA sẽ thông báo tối thiểu từ 3 đến 6 tháng để các doanh nghiệp chuẩn bị cho đợt thanh tra.
– Doanh nghiệp gặp trở ngại trong khâu đăng ký vì thiếu thông tin về các tiêu chuẩn đánh giá. Hầu hết việc đăng ký đều được uỷ thác cho bên thứ ba.
Hướng dẫn quy trình đăng ký FDA thông qua trung gian
Bước 1: Khách hàng cung cấp thông tin cần thiết về lô hàng xuất khẩu;
Bước 2: Trung gian tư vấn, hướng dẫn khách hàng kê khai thông tin đăng ký FDA;
Bước 3: Trung gian tiến hành tạo tài khoản cho khách hàng với hệ thống FDA;
Bước 4: Trung gian đang nhập vào FDA, đăng ký tài khoản và kê khai các chi tiết về sản phẩm trong FDA cho bên A. Đồng thời, trung gian sẽ thanh toán trực tiếp cho FDA thay cho khách bằng hình thức P;
Bước 5: Sau khi nhận được phí, hệ thống FDA sẽ tự động cập nhật mã PIN và mã PCN vào tài khoản đã đăng ký trên hệ thống đăng ký FDA của khách hàng;
Bước 6: Ngay sau có mã PIN và mã PCN, trung gian sẽ tiến hành nhập lên hệ thống FDA, Submit, ra số FDA tạm thời cho bên khách;
Bước 7: Bàn giao Giấy chứng nhận mã số FDA tạm thời đã được xác thực cho bên khách
Thời gian thực hiện từ lúc nộp hồ sơ đến lúc hoàn thành có kết quả : 3 ngày – 5 ngày làm việc
Thời hạn FDA đến 31/03 hàng năm.
Trên đây là các thông tin cần thiết về Quy trình đăng kỳ FDA mặt hàng thực phẩm đi Mỹ. Chúc Quý khách gặp nhiều may mắn, thuận lợi với việc vận chuyển lô hàng của mình.