Vận chuyển vải thiều sang Ấn Độ nhanh chóng, tiện lợi
Với dân số hơn 1,4 tỷ người, Ấn Độ là thị trường lớn, đầy tiềm năng tiêu thụ đa dạng các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến của Việt Nam như trái cây, cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều, quế, hồi, thảo quả, cao su, bánh kẹo, cá tra, cá basa, các sản phẩm từ ngũ cốc… Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản như vải thiều đang là mặt hàng xuất khẩu lớn sang đất nước này. Bây giờ hãy cùng Indochina Lines tìm hiểu về một số thông tin liên quan đến mặt hàng này nhé!
Tiềm năng của vải thiều xuất khẩu sang Ấn Độ
Ấn Độ là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản hàng đầu của Việt Nam. Trong những năm gần đây, chúng ta đã lần lượt thành công xuất khẩu những sản phẩm như chuối, sầu riêng, thanh long,… sang thị trường này. Nhu cầu của thị trường Ấn Độ luôn cao và giá trị của sản phẩm xuất khẩu ở đây cũng rất hấp dẫn.
Hồ sơ xuất khẩu Vải thiều đi Ấn Độ
Để xuất khẩu thanh long, các hồ sơ thủ tục xuất khẩu thanh long cần chuẩn bị như sau:
- Hợp đồng thương mại (Sale Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Danh sách đóng gói (Packing List)
- Một số chứng từ kiểm dịch cần thiết khác (nếu có)
Quy trình đóng gói vải thiều xuất khẩu
Bước 1: Đầu tiên người ta sẽ thu hoạch vải thiều dựa trên các yêu cầu của thị trường xuất khẩu như màu sắc, kích thước,…Tiếp theo vải được xếp vào các sọt có lỗ để chuẩn bị cho quá trình xử lý trước khi bảo quản. Quy trình này tuyệt đối không được sử dụng đến nước mà thậm chí còn phải dùng quạt gió để giúp vải ráo nước nhanh hơn.
Bước 2: Vải được đem đi khử khuẩn và đóng vào các dạng thùng chuyên nghiệp. Hầu như các doanh nghiệp sẽ lựa chọn đóng gói vải thiều xuất khẩu vào sọt nhựa hoặc thùng carton bế lỗ. Vấn đề này tùy thuộc vào tài chính cũng như yêu cầu cụ thể của từng thị trường. Ví dụ nếu xuất khẩu sang Nhật Bản, người ta đóng vào thùng carton với khối lượng từ 5 – 18kg. Đây là quy định của Cục Bảo vệ thực vật và Nhật Bản đối với vải thiều nhập khẩu.
Bước 3: Sau khi đóng gói vào thùng xong thì vải sẽ được đưa đi khử trùng bằng cách xếp lên pallet. Người ta cho vải thiều đi qua các thiết bị khử trùng nhằm đảm bảo thể tích sản phẩm tối đa 38% thể tích của không gian bảo quản. Toàn bộ quy trình xử lý đều được các doanh nghiệp điều khiển tự động hoàn toàn. Cuối cùng vải sẽ được đưa vào kho lạnh để vận chuyển sang các thị trường xuất khẩu vải tiềm năng như Nhật Bản, Trung Quốc, EU…
Thủ tục đăng kí kiểm dịch vải thiều đi Ấn Độ
Bước 1: Đăng kí kiểm dịch vải thiều
Nếu công ty chưa từng làm thủ tục kiểm dịch thì cần đăng kí tài khoản – email để nhận dữ liệu từ cơ quan kiểm dịch.
Nếu công ty đã có tài khoản thì tiến hành đăng kí hồ sơ kiểm dịch thực vật vải thiều.
Bước 2: Lấy mẫu kiểm dịch vải thiều
Sau khi đóng hàng, container được vận chuyển đến cảng. Trong quá trình chờ xếp lên tàu, hàng sẽ được tiến hành lấy mẫu kiểm dịch.
Bước 3: Khai báo thông tin để ra chứng thư kiểm dịch
Sau khi có kết quả báo đạt từ cán bộ kiểm dịch thì sẽ lên hệ thống của trung tâm kiểm dịch để khai hồ sơ kiểm dịch vải thiều.
Hồ sơ khai xong sẽ có một bản dự thảo về email đã đăng ký trước đó cho bên cục kiểm dịch.
Bước 4: Bổ sung chứng từ và nhận bản gốc chứng nhận kiểm dịch thực vật
Khi có bản dự thảo, nhà xuất khẩu phải in ra, và lên trên chi cục kiểm dịch để nộp và bổ sung hồ sơ gốc (vận đơn) để ra chứng thư.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến vận chuyển vải thiều sang Ấn Độ. Indochina Lines luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc, yêu cầu báo giá hoặc tư vấn từ khách hàng. Indochina Lines luôn là nơi bạn có thể tin tưởng giao gửi những lô hàng của mình để vận chuyển khắp mọi nơi trên thế giới.
Đọc thêm: Vận chuyển sầu riêng đi Mỹ nhanh chóng
Đọc thêm: Vận chuyển măng cụt đi Hàn Quốc nhanh chóng