Các trường hợp không phải dán nhãn năng lượng Motor

dán nhãn năng lượng

Các trường hợp không phải dán nhãn năng lượng Motor

Bạn không biết trường hợp nào phải dán nhãn năng lượng?

Bạn không biết trường hợp nào không phải dán nhãn năng lượng?

Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé

Tất cả những trường hợp nêu dưới đây dựa vào TCVN 7540:2013 động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc:

Các trường hợp motor phải áp dụng kiểm hiệu suất năng lượng:

Tiêu chuẩn này qui định mức hiệu suất năng lượng của động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc một tốc độ sử dụng nguồn điện tần số 50 Hz và/hoặc 60 Hz và:

– Có điện áp danh định UN đến 1 000 V;

– Có công suất ra danh định PN từ 0,75 kW đến 150 kW;

– Có 2, 4 hoặc 6 cực;

– Hoạt động ở kiểu chế độ S1 (chế độ liên tục);

– Làm việc trực tiếp trên lưới;

– Có khả năng vận hành trong các điều kiện làm việc nêu trong Điều 6 của TCVN 6627-1(IEC 60034-1).

Động cơ có mặt bích, đế và/hoặc trục có kích thước cơ khí khác với TCVN 7862-1 (IEC 60072-1) cũng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.

Động cơ có trang bị hộp số có thể tháo rời hoặc cơ cấu hãm cũng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này mặc dù trong các động cơ này có thể sử dụng các trục và mặt bích đặc biệt.

dán nhãn năng lượng
dán nhãn năng lượng

8 Trường hợp không phải dán nhãn năng lượng Motor

  1. Căn cứ theo công suất:

Motor có công suất dưới 0.75 KW (750W) không phải dán nhãn năng lượng

Motor có công suất trên 150KW không phải dán nhãn năng lượng

Các motor có công suất từ 0.75 KW đến 150 KW thuộc diện nghi ngờ, phải tham chiếu các thông số khác mới khẳng định được

  1. Căn cứ theo tần số:

Có 1 số loại Motor  đặc biệt, có tần số khác 50Hz hoặc 60Hz đều thuộc diện không phải dán nhãn

Những motor có tần số đặc biệt thường là Spindle Motor

  1. Motor dùng điện 1 chiều không phải dán nhãn :

Những motor được thiết kế chỉ dùng dòng điện 1 chiều thì không phải dán nhãn năng lượng

Trên nhãn kỹ thuật motor dùng điện 1 chiều sẽ thể hiện là DC Motor

  1. Không phải dán nhãn năng lượng đối với Motor đồng bộ

Những motor trên nhãn kỹ thuật thể hiện là Synchronous motor (động cơ đồng bộ) thì không phải dán

  1. Căn cứ theo tốc độ quay, chế độ hoạt động

Những motor thay đổi tốc độ quay (hoạt động không liên tục) không thuộc diện phải dán nhãn

Trên nhãn kỹ thuật thường thể hiện như sau: S2…X%, S3 ….Y%,….

  1. Căn cứ theo số cực:

Những motor đặc biệt có 8 cực trở lên được miễn dán nhãn năng lượng

Trên nhãn kỹ thuật sẽ thể hiện là 8P, 10P,… (P là viết tắt của từ Pole nghĩa là số cực)

  1. Căn cứ loại hình động cơ :

Động cơ gắn liền hộp số, trên nhãn kỹ thuật thể hiện là Gear Motor không thuộc diện phải dán

Động cơ Servo (Servo motor) cũng là 1 loại động cơ không thể tháo rời hộp số để thử nghiệm nên không phải dán nhãn năng lượng

  1. Một số động cơ đặc biệt khác:

Động cơ có hộp số lắp liền (không thể tháo rời mà không bị hỏng động cơ);

Động cơ được chế tạo riêng để sử dụng với bộ biến đổi điện theo IEC 60034-25.

Động cơ được tích hợp hoàn toàn trong một máy (ví dụ máy bơm, quạt và máy nén) mà không thể thử nghiệm riêng rẽ với máy đó.

Động cơ được chế tạo riêng để vận hành trong môi trường có khí nổ theo IEC 60079-0.

Động cơ được thiết kế riêng dùng cho các yêu cầu đặc biệt của máy được truyền động (chế độ khởi động nặng nề, số lượng lớn các chu kỳ khởi động/dừng, quán tính của rôto rất nhỏ).

Động cơ được thiết kế riêng dùng cho một số đặc tính đặc biệt của nguồn lưới (ví dụ dòng khởi động hạn chế, dung sai lớn về điện áp và/hoặc tần số).

Động cơ được thiết kế riêng dùng cho các điều kiện môi trường đặc biệt (không thuộc các điều kiện làm việc quy định trong Điều 6 của TCVN 6627-1 (IEC 60034-1)).

Tóm lại đa phần các loại motor nhập khẩu đều phải thực hiện kiểm hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng

Ngoài ra chúng tôi còn có các dịch vụ khác:

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để sử dụng dịch vụ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *