QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG CHÂU ÂU

ngành dệt may Việt Nam

QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG CHÂU ÂU

Sản phẩm điện tử, Linh kiện, máy móc, dệt may, da giày, nông sản, máy tính, thủy sản,… Là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU. Sau khi ký ký hiệp định EVFTA hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam đã mở ra một cơ hội lớn cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU. Nay mình xin chia sẻ thủ tục xuất khẩu hàng dệt may sang Châu Âu.

NGÀNH DỆT MAY
NGÀNH DỆT MAY

Hiện nay với việc khai hải quan đối với hàng may mặc được quy định trong thông tư 38/2015/TT-BCT và thông tư 39/2018/TT-BCT thì mặt hàng Dệt May xuất khẩu như mặt hàng bình thường. chỉ cần cung cấp đầy đủ bộ hồ sơ: Invoice, Packing List, Bill of Lading, Certificate of Origin (bắt buộc form EVFTA để được giảm thuế bên EU), Tờ khai hải quan.

Lưu ý mặt hàng này khai theo tên hàng như sau: Tên hàng, Thành Phần Chất Liệu, Quy Cách, Công Nghệ Dệt (dệt thoi, dệt kim hay không dệt), Công Dụng, Mật Độ Sợi hoặc Định Lượng.

MÃ HS THAM KHẢO – THỦ TỤC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG CHÂU ÂU

5112: Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải kỹ hoặc từ sợi lông động vật loại mịn chải kỹ.

51121100: Trọng lượng không quá 200 g/m2

51122000: Loại khác, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với sợi filament nhân tạo

52111100: Vải vân điểm

52111200: Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân

5801: Các loại vải dệt nổi vòng và các loại vải sơnin (chenille), trừ các loại vải thuộc nhóm 58.02 hoặc 58.06.

58011010:  Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt

5311: Vải dệt thoi từ các loại sợi dệt gốc thực vật khác; vải dệt thoi từ sợi giấy.

53110010: Được in bằng phương pháp batik truyền thống (SEN)

53110090: Loại khác

6006: Vải dệt kim hoặc móc khác.

60061000: Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn

60062100: Chưa tẩy trắng hoặc đã tẩy trắng

THỦ TỤC HẢI QUAN – THỦ TỤC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG CHÂU ÂU

thu tuc hai quan xuat khau det may
thu tuc hai quan xuat khau det may

Địa điểm làm thủ tục hải quan hàng may mặc xuất khẩu:

Địa điểm làm thủ tục hải quan được quy định tại Điều 17 Luật Hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:

+ Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu.

+ Đối với những trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có thể được t  hực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định

Và được hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 “Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan” như sau:
 Địa điểm làm thủ tục hải quan gồm:

  1.  Trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu: cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế, cửa khẩu biên giới đường bộ;
  2.  Trụ sở Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu: địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa, địa đ iểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu…”

Bộ chứng từ

Sau khi chất hàng đóng container, lập invoice, packing list tổng hợp bộ chứng từ bao gồm:

Commercial Invoice, Packing List

Bill of Lading

Certificate of Origin (C/O)

Tờ khai hải quan

Trong đó C/O sẽ là chứng từ quan trọng để bên Châu Âu được miễn thuế. Chúc các bạn thành công.

Nếu muốn hỗ trợ thêm về quy trình Xuất khẩu hàng dệt may xin hãy liên hệ với chúng tôi

Xem thêm:

Các quy tắc áp mã HS 

Chuyển phát nhanh quần áo đi Campuchia giá rẻ, chuyên nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *